Mạng Lưới Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam

TỔNG QUAN MẠNG LƯỚI CAO TỐC BẮC NAM
Tên dự án: Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông - Ký hiệu: CT.01
Quy mô toàn
dự án:
Tổng chiều dài 2.063 km, điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) điểm cuối là đường vành đai tại TP Cà Mau đi qua 32 tỉnh, thành phố, chiếm 62,1% dân số và đóng góp 65,7% GDP cả nước
Đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư
Quy mô giai đoạn 1
2017 - 2020
Tổng chiều dài 541 km, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h
Dự án đi qua 13 tỉnh, thành phố là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau
Tổng vốn đầu tư:
GĐ 2017 - 2020
118.716 tỉ đồng chia thành 11 dự án thành phần gồm: 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Vốn Nhà nước 55.000 tỉ đồng; Vốn ngoài ngân sách 63.716 tỉ đồng
Quy mô giai đoạn 2
2021 - 2025
Tổng chiều dài 729 km, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h
Dự án đi qua 12 tỉnh, thành phố là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau
Tổng vốn đầu tư:
GĐ 2021 - 2025
146.990 tỉ đồng chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công
GĐ 2021 - 2025: 119.666 tỉ đồng (khoảng 81,4%); GĐ sau 2025: khoảng 27.324 tỉ đồng (khoảng 18,6%)
Thời gian thi công: Giai đoạn chuẩn bị dự án là năm 2021 - 2022
Giai đoạn giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án là năm 2022 - 2023,
Khởi công xây dựng tháng 01 năm 2023
Hoàn thành các dự án vào năm 2025

Mạng lưới cao tốc Bắc Nam phía Đông được quy hoạch dài 2.063 km sẽ kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế của cả nước. Kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long), kết nối với 16 trên 23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hoàn thành theo tuyến cao tốc được quy hoạch, bao gồm nhiều đoạn tuyến nhỏ. Ví dụ, tuyến Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) gồm 4 đoạn tuyến nhưng mới chỉ có Liên Khương - Prenn hoàn thành, còn lại chưa khởi công. Do đó, tiến độ được tính là 9% (19 km trên tổng số 220 km).

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hoàn thành tuyến cao tốc. Ví dụ, tuyến Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) gồm 4 đoạn tuyến nhưng mới có Liên Khương - Prenn hoàn thành, còn lại chưa khởi công. Do đó, tiến độ được tính là 9% (19 km trên tổng số 220 km).

KHÁT VỌNG NON SÔNG

Vai trò của mạng lưới cao tốc Bắc Nam là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam. Quyết định đầu tư và đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Tập trung ưu tiên xây dựng các tuyến cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn. Tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác để hội nhập khu vực, quốc tế.

CAO TỐC BẮC NAM - ĐẠI LỘ SINH ĐẠI PHÚ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh đến năm 2025 phải hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Để đạt được mục tiêu, Chính phủ xác định đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc. Hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 1.417 km (tính cả cao tốc Cam Lộ - La Sơn mới thông xe), như vậy trong giai đoạn 2021 - 2025 cần tiếp tục hoàn thành thêm khoảng 1.600 km.

 

Ngoài dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, có 5 dự án cao tốc khác cũng được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 3 là Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM. Trong đó, dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 được áp dụng hàng loạt cơ chế đặc thù như chỉ định thầu; GPMB trước, mục tiêu hoàn thành toàn bộ trong quý 2/2023; rút gọn thủ tục chuẩn bị đầu tư và tiến hành nhiều bước song song nhau; rút ngắn thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu và giao trực tiếp quyền khai thác cho nhà thầu...

CAO TỐC BẮC NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2020

Lịch sử phát triển cao tốc Việt Nam trải qua ba lần quy hoạch vào 2008, 2016 và 2021. Năm 2008, Chính phủ duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới 22 tuyến cao tốc đến 2020, dài 5.870 km với tổng mức đầu tư 766.220 tỷ đồng. Trong đó, Bắc - Nam mỗi miền 7 tuyến, kết hợp ba tuyến ở miền Trung, Tây Nguyên; cùng 5 tuyến vành đai ở Hà Nội và TP HCM, tạo thành trục xương sống nối liền cả nước.

Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2022, Việt Nam chỉ có 23 đoạn cao tốc hoàn thành, dài 1.239 km, đi qua 29 tỉnh, thành

Năm hoàn thành

Chạm chấm tròn để xem chi tiết

2008

2010

2012

2014

2016

2018

2020

2022

Liên Khương - Prenn

TP HCM - Trung Lương

Đại lộ Thăng Long

Cầu Giẽ - Ninh Bình

Hà Nội - Lào Cai

Hà Nội - Thái Nguyên

Hà Nội - Hải Phòng

TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

Hầm đèo Cả (Phú Yên - Khánh Hòa)

Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn)

Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội)

Hoà Lạc (Hà Nội) - Hòa Bình

Hải Phòng - Hạ Long

Hạ Long - Vân Đồn

Chi Lăng (Lạng Sơn) - Bắc Giang

Trung Lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang)

La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Hòa Liên (Đà Nẵng)

Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái

Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình)

Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế)

Vân Đồn - Móng Cái

CAO TỐC BẮC NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 có tổng chiều dài 729km, đi qua 12 tỉnh, thành phố gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị dài 267km; Quảng Ngãi - Nha Trang dài 353km; Cần Thơ - Cà Mau dài 109km, có tổng mức đầu tư hơn 146.990 tỉ đồng

Created with Highcharts 8.0.4So sánh suất đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc NamBộ Giao thông Vận tải chưa tính tiền giải phóng mặt bằng363654545858515168688888696962625151838337377272205.6205.6175175203.1203.1206.3206.3155.7155.7237.4237.4181.7181.7198.3198.3207.8207.8155.4155.4264264242.8242.8Chiều dài (km)Suất đầu tư mỗi km dự kiến (tỷ đồng/km)Bãi Vọt - Hàm N…Bãi Vọt - Hàm NghiHàm Nghi - Vũng ÁngVũng Áng - BùngBùng - Vạn NinhVạn Ninh - Cam LộQuảng Ngãi - Hoài NhơnHoài Nhơn - Quy NhơnQuy Nhơn - Chí ThạnhChí Thạnh - Vân PhongVân Phong - Nha TrangCần Thơ - Hậu GiangHậu Giang - Cà Mau0100200300VnExpressBùng - Vạn Ninh Chiều dài (km): 51

ĐỘNG LỰC BỨT PHÁ 2023: LIỀN GIẢI CAO TỐC BẮC - NAM

Bộ KH&ĐT vừa đưa ra dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia năm 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 nhấn mạnh mục tiêu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế. Coi trục cao tốc Bắc - Nam là “xương sống”, là cầu nối những động lực kinh tế. (Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam.)

Tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển cao tốc Bắc - Nam, đường mở đến đâu, kinh tế - xã hội sẽ có điều kiện phát triển đến đó. Hệ thống đô thị phát triển thành mạng lưới, liên kết với nhau thành hệ thống, từ đây ngân sách sẽ có điều kiện quay lại hỗ trợ, phát triển các vùng, các trục khác.

“Cấu trúc của hệ thống đô thị cần gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, tạo ra sự tập trung theo hành lang, vùng trọng điểm, để có thể trở thành đầu tàu về tăng trưởng kinh tế. Cao tốc Bắc - Nam sẽ là cầu nối những động lực kinh tế này“

2025 NỐI THÔNG CAO TỐC TỪ LẠNG SƠN ĐẾN CÀ MAU

Chính phủ cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết tâm tái cấu trúc hệ thống cao tốc giai đoạn 2021-2030, tăng từ 22 lên 41 tuyến, với tổng chiều dài 9.014 km. Cao tốc trục dọc Bắc - Nam được ví như động mạch chủ, còn cao tốc trục ngang như mạch máu. Sự kết hợp hoàn hảo trục ngang - dọc như đường "xương cá" sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư tuyến trục dọc. Khu vực phía Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là trọng điểm được bổ sung thêm nhiều tuyến cao tốc kết nối với nhau. Một số tuyến đường trọng điểm như: vành đai 3 TP.HCM, Bến Lức - Long Thành, Nha Trang - Buôn Ma Thuột, Dầu Giây - Liên Khương, Liên Khương - Nha Trang, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng...


Phân bổ vốn đầu tư của các vùng năm 2022


Chạm để tương tác

Nguồn: Cục Đường bộ Việt Nam


KÍCH HOẠT MẠCH MÁU KINH TẾ

Nếu coi mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Nam là một cơ thể hoàn chỉnh thì cao tốc Bắc - Nam được đánh giá là "xương sống" của cơ thể đó. "Siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam kết nối với các trục chính sẽ tạo thành một mạng lưới giao thông đồng bộ và khép kín. Nhiều địa phương đã bổ sung quy hoạch xây dựng các trọng điểm kinh tế song hành cùng tuyến đường cao tốc và coi đây là động lực để phát triển kinh tế.


Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đối với một số tuyến đường ven biển cấp thiết từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, “Chính phủ rà soát, tính toán kỹ việc bố trí vốn đầu tư, có giải pháp phù hợp để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tư”; “đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội…

Với chiều dài hơn 2.000km trải dài qua nhiều tỉnh thành phố, tuyến cao tốc đường bộ Bắc Nam không chỉ giúp các địa phương hình thành các khu vực kinh tế gắn với thế mạnh mà còn xây dựng chuỗi kết nối liên thông giữa các địa phương và nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí trung gian mà còn tạo thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong việc thu hút đầu tư.


Qua tổng hợp số liệu trong giai đoạn vừa qua, tổng chiều dài tuyến cao tốc để triển khai giai đoạn 2021 - 2025 gấp 4 lần trong giai đoạn 2015 - 2020. Giai đoạn 2021 - 2025, chúng ta triển khai 1.932 km trong khi giai đoạn 2015 - 2020 chỉ có 487 km. Tổng nguồn vốn đầu tư ngân sách thực hiện đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 cũng gấp gần 4 lần so với năm 2015 - 2020 (339 nghìn tỷ đồng/89 nghìn tỷ đồng)

Tỷ lệ dân số trên chiều dài cao tốc theo vùng tính đến năm 2022


Chạm để tương tác

Nguồn: Cục Đường bộ Việt Nam

MỆNH LỆNH THÔNG XE

Theo Quy hoạch, một trong những ưu tiên được đưa vào danh mục đầu tư là các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia. Trong đó, một trong các mục tiêu chính là tới năm 2030 phải tập chung hoàn thiện 3.841 km đường cao tốc so với với năm 2021. Đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, gồm 2 tuyến trục dọc Bắc Nam (Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Từ Lạng Sơn - Cà Mau; Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây); 14 tuyến khu vực phía Bắc; 10 tuyến khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến; 10 tuyến khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe; 3 tuyến vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội; 2 tuyến vành đai đô thị TPHCM.

TUYẾN ĐƯỜNG TIẾN ĐỘ
Tuyến Mai Sơn-QL45, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo Thông xe trước 30/4/2023
Tuyến Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu Khởi công tháng 6/2023, hoàn thành vào năm 2025, đưa vào khai thác, sử dụng năm 2026
Đường Vành đai 3 Tp.HCM và đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Khởi công vào tháng 6/2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2026.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 Hoàn thành toàn tuyến vào năm 2023
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 Chiều dài 729 km, hoàn thành vào năm 2025.
Thông toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025 với tổng chiều dài là 2.063 km từ Lạng Sơn đến Cà Mau
01/

Dự án Online đã tham gia phân phối nhiều dự án khu đô thị quy hoạch đồng bộ, hạ tầng hoàn thiện, pháp lý minh bạch...

Xem thêm`
02/

Dự án Online đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường bất động sản với hàng nghìn giao dịch thành công đến từ căn hộ...

Xem thêm`
03/

Shophouse vẫn là kênh hút vốn đầu tư & là hạng mục ưa thích của các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính…

Xem thêm`
04/

Bất động sản nghỉ dưỡng - Sản phẩm khẳng định dấu ấn chủ nhân của giới thượng lưu được định vị bởi trải nghiệm...

Xem thêm`