Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, người dân Bình Thuận vẫn không thể quên buổi sáng mọi nẻo đường Phan Thiết kẹt cứng. Lúc ấy, không nhiều người nghĩ hiện tượng thiên nhiên kỳ thú cuối cùng của thế kỷ XX có thể khiến làng chài hoang sơ Mũi Né trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, được nhiều du khách quốc tế tìm đến.

Hơn 25 năm trước, Bình Thuận nổi danh khắp dải đất Nam Trung Bộ với nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Nơi đây đủ sức níu chân du khách nhờ những bãi cát vàng, bờ biển dài và thiên nhiên trù phú. Tuy nhiên, vì cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, định hướng không rõ ràng cùng nguồn lực hạn chế, “điểm sáng du lịch” hay “vương quốc resort” vẫn là viễn cảnh mơ hồ, ít người dám tưởng tượng.

Thời điểm đó, hiện tượng “mặt trăng che mặt trời” vẫn còn kỳ bí với phần đông dân chúng. Trong khi Phan Thiết (thủ phủ Bình Thuận) lại tình cờ là điểm quan sát tốt nhất, rõ nhất. Các nhà khoa học khắp thế giới tấp nập đổ về để nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng này, trong đó có hai chủ nhân của Nobel Vật lý là Norman Foster Ramsay và Georges Charpak.

Những đoàn dài khách Tây với thiết bị lỉnh kỉnh kéo tới khiến Phan Thiết kẹt cứng. Báo Bình Thuận đưa ra ước tính có tới 53.000 du khách đổ về thủ phủ Bình Thuận chỉ trong ngày 24/10. “Hiện tượng thiên nhiên” đã kích nổ “hiện tượng du lịch”. Du khách nước ngoài lần đầu biết tới nét đẹp hoang sơ, thuần khiết của Phan Thiết để rồi truyền bá khắp thế giới. Các nhà quản lý thấy được bất cập trong quy hoạch, ra hàng loạt chính sách phát triển du lịch. Nhà đầu tư thấy được tiềm năng để đầu tư vào hàng loạt khách sạn, nhà hàng, resort…

Để tri ân và ghi nhớ món quà từ thiên nhiên, ngày 24/10 được lấy là ngày Du lịch Bình Thuận.

Nhận thấy tiềm năng du lịch dồi dào của vùng đất này, nhiều nhà đầu tư đặt nền móng phát triển ngành dịch vụ nghỉ dưỡng bằng loạt nhà hàng, khách sạn, resort tiện nghi, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan của du khách nơi đây. Song song đó là sự xuất hiện của những điểm du lịch nổi bật với cảnh quan thiên nhiên; loạt bãi tắm thu hút với bãi cát vàng và làn nước biển xanh trong…

Cùng thời điểm này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành nghị quyết về đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, đánh dấu bước ngoặc xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nghị quyết ra đời như cú hích cho ngành phát triển. Không chỉ lượng khách đến tăng đều hàng năm mà hàng loạt nhà đầu tư trong, ngoài nước đã đầu tư các dự án du lịch dọc theo dải bờ biển xinh đẹp.

Những nỗ lực xây dựng và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đã góp phần biến làng chài yên bình bên biển xanh trở thành khu du lịch sang trọng, thu hút hàng triệu lượt khách đến nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.

Tiếp đà tăng trưởng cùng những cơ hội phát triển mới, ngày 25/3/2004, Tỉnh ủy ra nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2010, khẳng định vai trò của ngành du lịch Bình Thuận đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Để nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch, ngang tầm với nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh, Sở Du lịch Bình Thuận được thành lập vào ngày 5/1/2005.

Với tiềm năng và sức hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên lẫn con người và dịch vụ, xét dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản về ngành du lịch là thu hút khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch, tốc độ tăng trưởng của Bình Thuận những năm qua vẫn luôn duy trì ở mức khá cao.

Lượng khách du lịch tăng ổn định, bình quân giai đoạn 2006 – 2009 tăng 12,36% một năm; 2010 – 2015 tăng 12,47% một năm; 2015 – 2020 tăng 10-12% một năm. Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế dài và có xu hướng quay trở lại nhiều lần hơn. Trong đó có nhiều du khách trở lại đây từ 5 lần trở lên và xem Bình Thuận như “quê hương thứ hai” của mình.

Doanh thu du lịch tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2006 – 2009 tăng 32,97% một năm; 2010 – 2015 tăng 23,59% một năm; 2015 – 2020 tăng 18% một năm. Dự kiến đến năm 2030, tổng lượng khách có thể đến đạt 17,5 triệu (quốc tế đạt 2,2 triệu), doanh thu đến năm 2030 đạt trên 78.000 tỷ đồng.

ĐƯỜNG VEN BIỂN, CAO TỐC, SÂN BAY, CẢNG BIỂN

KẾT NỐI SINH ĐẠI PHÚ

Nếu trước đây, Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm lợi thế vượt trội trong thị phần du lịch ngắn ngày tại các tỉnh phía Nam, thì từ sau 30/4, khi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết kết nối từ TPHCM đến Bình Thuận còn 2 giờ, số lượng khách đã dịch chuyển rõ nét. Theo Cục Thống kê, tháng 5/2023, du lịch Bình Thuận tiếp tục ghi dấu ấn khi đón hơn 805.000 lượt khách, tăng 66% so cùng kỳ năm ngoái, du khách đến Vũng Tàu chỉ tăng 13,12% so với cùng kỳ.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả giúp Bình Thuận trở thành một trong những điểm sáng của du lịch trong nửa đầu năm 2023, lọt top 10 tỉnh thành có doanh thu du lịch cao nhất cả nước.

BƯỚC CHUYỂN MÌNH VÀ ĐÓN CHỜ VẬN HỘI MỚI

Nhằm phát huy lợi thế với quy hoạch cung đường thương mại du lịch ven biển và tận dụng thế mạnh giao thông hạ tầng, điều kiện tự nhiên, Bình Thuận đã và đang quy hoạch tập trung phát triển dải ven biển để phát huy tối đa tiềm năng. Các cung đường biển trong vài năm tới sẽ hình thành dải đô thị du lịch – giải trí – thể thao biển sầm uất đắt giá để đón đầu du khách nội địa và quốc tế tới vui chơi, nghỉ dưỡng.

Quy hoạch được trợ lực bởi bệ phóng hạ tầng được dự báo sẽ giúp đà phát triển dịch vụ – du lịch của dải đất biển Bình Thuận tiến nhanh và bền vững. Chưa kể, nơi đây còn được hưởng lợi lớn nhờ chỉ cách sân bay Quốc tế Long Thành một giờ di chuyển và sân bay Phan Thiết hơn 30 phút. Bộ đôi sân bay được dự báo sẽ là nhịp tăng trưởng thứ 2 cho Bình Thuận trong giai đoạn 2024-2025.

“Bất động sản Bình Thuận không chỉ được đánh giá ở vào giai đoạn tốt để sở hữu bất động sản khi đang đón hạ tầng; mà còn sở hữu lợi thế về mặt bằng giá và đón nhận những chính sách đầu tư công kích cầu từ nhà nước. “,

NHẬN TƯ VẤN CHI TIẾT NHỮNG DỰ ÁN ĐANG HOT TỪ CÁC CHUYÊN GIA

DỰ ÁN HOT

TÂM ĐIỂM ĐẦU TƯ