Quy hoạch các sân bay ở Việt Nam đến năm 2050
Quy hoạch Cảng Hàng Không Việt Nam đến năm 2050

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Quy Hoạch 2021 - 2030:
31 Cảng Hàng Không
17 Cảng Hàng Không Nội Địa là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo, Thành Sơn, Biên Hòa và Măng Đen
14 Cảng Hàng Không Quốc Tế là Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc
Quy Hoạch 2050
34 Cảng Hàng Không
20 Cảng Hàng Không Nội Địa là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn, Măng Đen và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội.
14 Cảng Hàng Không Quốc Tế là Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

Theo dự báo, giai đoạn 2020-2030, tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách sẽ đạt 7,5-8,5%/năm (đến năm 2030 đạt gần 276 triệu lượt khách và hơn 4 triệu tấn hàng hóa); giai đoạn 2031-2050, tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách sẽ đạt 4,2-5%, vận tải hàng hóa 4,7-5,7%/năm (đạt khoảng 650 triệu lượt khách và 16 triệu tấn hàng hóa). Dựa trên dữ liệu này, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chuyên ngành hàng không đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, Thường trực Chính phủ cho ý kiến và được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 648/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành ngày 07/6/2023.


Tất cả

Hiện có Hiện có

Sắp xây dựng, quy hoạch (2030) Sắp xây dựng, quy hoạch (2030)

Đề xuất, quy hoạch (2050) Đề xuất, quy hoạch (2050)

Hiệu suất:

0-49%

50-99%

Trên 100%

Created with Highcharts 10.2.1 Zoom in+Zoom out-
Danh sách
Tổng 37 Công suất thiết kế (triệu khách/năm)
  • Tân Sơn Nhất (TP HCM) 28
  • Nội Bài (Hà Nội) 25
  • Đà Nẵng (Đà Nẵng) 10
  • Vinh (Nghệ An) 2,75
  • Cam Ranh (Khánh Hòa) 6,5
  • Phú Quốc (Kiên Giang) 5
  • Cát Bi (Hải Phòng) 3,6
  • Phú Bài (Thừa Thiên Huế) 1,5
  • Liên Khương (Lâm Đồng) 2
  • Cần Thơ (Cần Thơ) 3
  • Đồng Hới (Quảng Bình) 0,5
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa) 1,2
  • Vân Đồn (Quảng Ninh) 2,5
  • Điện Biên Phủ (Điện Biên) 0,3
  • Phù Cát (Bình Định) 1,5
  • Pleiku (Gia Lai) 0,6
  • Tuy Hòa (Phú Yên) 0,55
  • Chu Lai (Quảng Nam) 1,2
  • Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) 2
  • Rạch Giá (Kiên Giang) 0,25
  • Cà Mau (Cà Mau) 0,2
  • Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) 0,4
  • Long Thành (Đồng Nai) 25
  • Phan Thiết (Bình Thuận)
  • Lai Châu (Lai Châu)
  • Nà Sản (Sơn La)
  • Sa Pa (Lào Cai)
  • Quảng Trị (Quảng Trị)
  • Thành Sơn (Ninh Thuận)
  • Biên Hòa (Đồng Nai)
  • Na Hang (Tuyên Quang)
  • Măng Đen (Kon Tum)
  • Cao Bằng (Cao Bằng)
  • Hải Phòng (Hải Phòng)
  • Sân bay Nam Hà Nội
  • Sân bay Tân Quang (Hà Giang)
  • Sân bay Tây Ninh (Tây Ninh)

Ngoài ra, trong quy hoạch tổng thể xác định các cảng hàng không tiềm năng. Bao gồm các sân bay phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (Yên Bái, Gia Lâm, Gia Bình, Nhân Cơ), nhóm các địa phương có vị trí tiềm năng, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không tại một số tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và về lâu dài có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ như: Hà Giang (huyện Bắc Quang), Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Hà Tĩnh (huyện Cẩm Xuyên), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Bình Thuận (đảo Phú Quý), Khánh Hòa (Khu kinh tế Vân Phong, huyện Vạn Ninh), Đắk Nông (huyện Đắk Glong), Tây Ninh (huyện Dương Minh Châu),...

Đối với các cảng hàng không tiềm năng này, UBND các tỉnh tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hàng không. Trong đó, các địa phương đánh giá kĩ lưỡng nhu cầu, điều kiện, khả năng hình thành, huy động tối đa nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Trên cơ sở khoanh vùng bán kính 100 km, tỷ lệ dân số Việt Nam được tiếp cận cảng hàng không đạt gần 96%, cao hơn mức bình quân 75% trên thế giới. Mạng cảng hàng không đến năm 2030 tiếp tục được quy hoạch theo mô hình trục nan với hai đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả, từng bước nâng cấp bảo đảm nhu cầu 22 cảng hàng không hiện hữu; đầu tư 6 cảng mới để nâng tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 283 triệu hành khách/năm.

KHÁT VỌNG NON SÔNG

Cùng với giao thông vận tải nói chung, vận tải hàng không là cơ sở hạ tầng trọng yếu của đất nước, là huyết mạch của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, trong suốt hơn 35 năm đối mới đất nước, hàng không luôn được chú trọng phát triển, trở thành một trong những lĩnh vực đi đầu với nhiều thành tựu nổi bật.

Năm 2019, sản lượng hành khách thông qua hệ thống cảng hàng không là 116,5 triệu hành khách, hàng hóa là 1,53 triệu tấn. Theo tính toán, trường hợp không xảy ra đại dịch Covid-19 năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2019 (hành khách 16,38%/năm, hàng hóa là 11,45%/năm), dự kiến sản lượng vận tải hành khách thông qua hệ thống cảng hàng không năm 2020 sẽ đạt khoảng 135 triệu hành khách, vượt mục tiêu quy hoạch hệ thống cảng hàng không thời kỳ 2011-2020; vận tải hàng hóa sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn.

 


NGÀNH HÀNG KHÔNG HỒI PHỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG THẦN KỲ

Ngành hàng không của Việt Nam hiện nay có 6 hãng hàng không cùng tham gia (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetta Pacific, Viettravel Airlines và Vasco) góp phần xây dựng một thị trường hàng không có sức cạnh tranh cao. Tốc độ tăng trưởng của thị trường trong những năm tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng cao. Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2022 thị trường vận tải hàng không đạt khoảng 55 triệu khách, tăng 3,7 lần so năm 2021.
Kế hoạch năm 2023, Ngành vận tải hàng không đạt xấp xỉ 76,3 triệu khách và 1,1 triệu tấn hàng hóa, tăng trưởng 38% và dự báo đến 2025, thị trường hàng không của Việt Nam sẽ có vào khoảng 150 - 180 triệu hành khách.

Các Hãng Hàng Không Số Lượng Tàu Bay
Vietnam Airlines 97 chiếc
VietJet Air 67 chiếc
Pacific Airlines 15 chiếc
Bamboo Airways 10 chiếc
Viettravel Airlines 4 chiếc
VASCO 33 chiếc

 

Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 66 đường bay kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với 19 cảng hàng không địa phương khác với trên 650 chuyến bay mỗi ngày. Cùng với đó, thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đang phục hồi với sự tham gia khai thác trở lại của nhiều hãng hàng không quốc tế, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã có 52 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác thị trường quốc tế với 143 đường bay kết nối 29 quốc gia vùng lãnh thổ là ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và Châu Phi tới Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt...

SIÊU DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

“Siêu sân bay” Long Thành được kỳ vọng không chỉ thay thế vai trò, vị trí của Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), mà còn cạnh tranh với sân bay Changi (Singapore), hay sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) trong tương lai. Lộ trình thực hiện dự án này sẽ kéo dài hơn 3 thập kỷ, tương ứng 3 giai đoạn, để đáp ứng mục tiêu đón 100 triệu lượt hành khách vào năm 2050. Trong đó, giai đoạn đầu dự kiến hoàn thành năm 2025, với công suất 25 triệu lượt hành khách/năm.

Sân bay quốc tế Long Thành nhận mức đầu tư lớn, được xem là động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Với tổng diện tích đất 25.000 ha, riêng cảng có diện tích 5.000 ha, dự án sân bay quốc tế Long Thành được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, dịch vụ và tiện ích phụ trợ, trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và khu vực.

Giống như sân bay Incheon (Hàn Quốc), sân bay Long Thành được kỳ vọng trở thành biểu tượng tự hào của người Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là dự án hạ tầng quan trọng đặc biệt cấp quốc gia với tổng mức đầu tư lên tới gần 110.000 tỷ đồng, tương đương gần 4,7 tỷ USD. Dự án không chỉ “chia lửa” cho sân bay Tân Sơn Nhất, mà mấu chốt là kỳ vọng hình thành một hub trung chuyển có quy mô tầm cỡ, đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế...


Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được chia làm 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (hơn 336.000 tỷ đồng).

Giai đoạn I có vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD, đầu tư xây dựng một đường cất, hạ cánh; một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu lượt hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác chậm nhất là năm 2025.

Giai đoạn II của Dự án sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất, hạ cánh cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu lượt khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn III hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.


CẢNG HÀNG KHÔNG HIỆN ĐẠI NHẤT VIỆT NAM

Cảng hàng không quốc tế Long Thành khi hoàn thành sẽ đạt cấp 4F (theo phân cấp của ICAO) và là sân bay hiện đại nhất Việt Nam với mức độ tự động gần như hoàn toàn, mục tiêu hướng tới thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế cạnh tranh với các nước trong khu vực.

HÀNH TRÌNH RA BIỂN LỚN

Trong hơn ba mươi năm đổi mới, ngành Hàng Không Việt Nam là một trong những lĩnh vực đi đầu, đại diện cho ngành giao thông vận tải và đất nước hội nhập quốc tế mạnh mẽ và đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sự phát triển của ngành hàng không đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng giao thương quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong con mắt bạn bè quốc tế.

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 2 con số, trung bình 15,8 %/năm, có sự cạnh tranh và mang lại nhiều lợi ích cho hành khách cả về cơ hội đi lại, giá cả, chất lượng dịch vụ. Đi đôi với tăng trưởng, việc đảm bảo an ninh an toàn được giữ vững.

Đến 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực, tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không khoảng 275,9 triệu hành khách (chiếm 1,5-2% thị phần vận tải giao thông và chiếm 3-4% tổng sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh). Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không khoảng 4,1 triệu tấn (chiếm 0,05-0,1% thị phần vận tải giao thông).

Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc giai đoạn 2020 - 2030 ước tính 365.100 tỷ đồng (tương đương 15,7 tỷ USD); giai đoạn 2030 - 2050 là khoảng 866.360 tỷ đồng (tương đương 37,3 tỷ USD) từ Vốn vay ODA; nguồn vốn ngân sách Nhà nước; vốn vay thương mại; vốn xã hội hóa PPP...

Ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đầu tư nhà ga T3 và xây dựng đường băng thứ ba để đạt công suất 60 triệu hành khách) và vùng Thành phố Hồ Chí Minh (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xây dựng nhà ga T3 để nâng công suất toàn cảng lên 50 triệu khách năm và Long Thành giai đoạn 1, công suất 25 triệu khách/năm, tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD). Mở rộng sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh đạt công suất lên 25 triệu khách/năm, tổng vốn đầu tư các dự án này ước tính trên 5 tỷ USD.

Tầm nhìn đến 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cấp, khai thác có hiệu quả các cảng hiện hữu và đầu tư cảng hàng không mới tại các vùng trung tâm kinh tế đáp ứng khoảng 294,5 triệu hành khách. Phấn đấu khoảng 97% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

01/

Dự án Online đã tham gia phân phối nhiều dự án khu đô thị quy hoạch đồng bộ, hạ tầng hoàn thiện, pháp lý minh bạch...

Xem thêm`
02/

Dự án Online đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường bất động sản với hàng nghìn giao dịch thành công đến từ căn hộ...

Xem thêm`
03/

Shophouse vẫn là kênh hút vốn đầu tư & là hạng mục ưa thích của các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính…

Xem thêm`
04/

Bất động sản nghỉ dưỡng - Sản phẩm khẳng định dấu ấn chủ nhân của giới thượng lưu được định vị bởi trải nghiệm...

Xem thêm`