Quy hoạch sử dụng đất mở ra cơ hội cho bất động sản

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang rà soát và quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030, đồng thời triển khai lập nhiều đồ án quy hoạch quan trọng.

Với công nghiệp, thương mại dịch vụ

Bên cạnh những nơi đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, nhiều địa phương khác vừa thống nhất phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ, UBND cấp tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để trình cơ quan cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Đơn cử như tỉnh Khánh Hòa. Theo quy hoạch được duyệt, thị xã Ninh Hòa có diện tích đất khu công nghiệp được điều chỉnh tăng từ 139 ha (năm 2020) lên 3.401 ha (năm 2030); đất cụm công nghiệp từ 37 ha (năm 2020) tăng lên 112 ha (năm 2030); đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 10 ha (năm 2020) lên 1.964 ha (năm 2030).

Tại thành phố Cam Ranh, diện tích đất khu công nghiệp được điều chỉnh tăng từ 0,4 ha (năm 2020) lên 350 ha (năm 2030) và diện tích đất thương mại, dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 372 ha (năm 2020) lên 1.465 ha (năm 2030).

Tương tự tại huyện Cam Lâm, diện tích đất thương mại, dịch vụ cũng được điều chỉnh tăng mạnh từ 624 ha (năm 2020) lên 1.815 ha (năm 2030).

Đặc biệt, huyện Vạn Ninh có diện tích đất công nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh, từ 0 ha đất khu công nghiệp (năm 2020) lên 1.010 ha (năm 2030) và diện tích đất cụm công nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh từ 390 ha (năm 2020) lên 4.313 ha.

Ngày 30/9 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Theo đó, diện tích đất khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ được phân bổ tập trung chủ yếu tại các địa phương vùng Đông của tỉnh, gồm thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An, thành phố Tam Kỳ, huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành.

Trong đó, thị xã Điện Bàn được phân bổ 713ha đất công nghiệp, 425ha đất thương mại, dịch vụ; thành phố Tam Kỳ được phân bổ 365ha đất khu công nghiệp 129ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Duy Xuyên được phân bổ 236ha đất cụm công nghiệp; 237ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Thăng Bình có 578ha công nghiệp, 299ha đất thương mại, dịch vụ; huyện Núi Thành được phân bổ 2.486ha đất công nghiệp, 268ha đất thương mại, dịch vụ.

Tương tự, UBND tỉnh Quảng Bình cũng vừa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 tại các địa phương.

Theo đó, diện tích đất công nghiệp, thương mại dịch vụ được phân bố tập trung tại huyện Bố Trạch với 322 ha đất công nghiệp, 855 ha đất thương mại dịch vụ; huyện Quảng Ninh có 306 ha đất công nghiệp, 1.048 ha đất thương mại dịch vụ; huyện Lệ Thủy có 875 ha đất công nghiệp, 734 ha đất thương mại dịch vụ; thành phố Đồng Hới có 386 ha đất công nghiệp, 591 ha đất thương mại dịch vụ.

Bên cạnh các địa phương nêu trên, tỉnh Lâm Đồng cũng đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các địa phương.

Trong đó, diện tích đất công nghiệp được phân bổ chủ yếu tại huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương, huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc.

Đồng thời diện tích đất thương mại dịch vụ được phân bổ chủ yếu tại thành phố Bảo Lộc; huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt.

Với khu dân cư, đô thị

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 vừa được phê duyệt, nhiều địa phương tại tỉnh Khánh Hòa sẽ được phân bổ diện tích lớn về đất ở như, huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh.

Trong khi đó tại tỉnh Quảng Bình, diện tích đất ở được phân bổ tập trung chủ yếu tại thành phố Đồng Hới với hơn 1800 ha, huyện Bố Trạch có hơn 2.100 ha, huyện Quảng Ninh có hơn 1.200 ha, huyện Lệ Thủy có hơn 1.400 ha.

Tương tự tại tỉnh Quảng Nam, diện tích đất ở được phân bố tập trung chủ yếu tại các địa phương vùng Đông của tỉnh. Đây là khu vực có tốc độ phát triển đô thị cao và năng động nhất tại tỉnh Quảng Nam.

Cụ thể, thị xã Điện Bàn được phân bổ 4.533 ha đất ở, thành phố Hội An với 1.039 ha đất ở, thành phố Tam Kỳ với 1.128 ha đất ở, huyện Duy Xuyên với 2.645 ha đất ở, huyện Thăng Bình với 3.596 ha đất ở, huyện Núi Thành với 2.689 ha đất ở.

Đáng chú ý nhất là tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương có thị trường bất động sản phát triển sôi động trong thời gian qua, nhất là trong việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất và phân lô, bán nền.

Theo chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030, diện tích đất ở tại Lâm Đồng phân bố chủ yếu tại thành phố Đà Lạt với gần 3.000 ha, huyện Đức Trọng với 3.458 ha, huyện Lâm Hà với hơn 2.200 ha, huyện Đơn Dương hơn 2.000 ha, huyện Di Linh với hơn 3.200 ha, huyện Bảo Lâm với hơn 2.600 ha, thành phố Bảo Lộc với hơn 2.400 ha.

Bên cạnh chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiều quy hoạch quan trọng khác đang được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai lập cũng đã và đang mở ra nhiều khu vực phát triển đô thị mới.

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, các đồ án lớn của tỉnh đang được triển khai đồng bộ tạo nên chuyển biến tích cực đối với thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa.

Đơn cử như, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm.

Trong khi đó, tại Công văn số 2002/UBND-QLĐT mới đây, UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, sau khi Nghị quyết về phương án đầu tư Dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được HĐND tỉnh thông qua, đồng thời đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 đang được Sở Xây dựng hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt thì tình hình thị trường bất động sản từ đầu năm 2021 đến nay có chiều hướng diễn biến tích cực.

Tương tự như các địa phương nêu trên, tỉnh Quảng Bình cũng đang triển khai lập quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận.

Tỉnh Phú Yên đang triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Tuy Hòa và khu vực phụ cận tỉnh này đến năm 2040, quy mô 17.195ha, phát triển thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại 1.

Tỉnh Quảng Nam đang triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn,…

Theo Cafeland

DỰ ÁN CÙNG KHU VỰC

DỰ ÁN NỔI BẬT

Thu gần 6.000 tỷ đồng lộ diện quán quân du lịch Tết 2023

3 ngày nghỉ lễ từ 31/12/2022 đến 2/1/2023 đã ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành du lịch đầu năm mới.

TP. HCM

Báo cáo nhanh về tình hình du lịch TP. HCM, cuối ngày 2/1, Sở Du lịch cho biết, thành phố đã đón 35.000 lượt du khách quốc tế đến du lịch, làm việc, thăm thân… Riêng các khu, điểm du lịch cũng kịp đón hơn 1,6 triệu lượt khách đến vui chơi. Tính chung, du lịch TP. HCM thu 5.943 tỷ đồng 3 ngày nghỉ Tết dương lịch.

Hà Nội

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch, Thủ đô đón khoảng 208 nghìn lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 38.000 lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 170.000 lượt, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 779 tỷ đồng.

Lào Cai

Trong 3 ngày của kỳ nghỉ tết Dương lịch năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt khoảng 123.000 lượt, tăng 123,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt 429 tỷ đồng , tăng 125,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 5 tỷ đồng.

Khánh Hoà

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 3 ngày lễ Tết Dương lịch 2023, tỉnh Khánh Hòa đã đón 355.200 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng với công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt khoảng 63,76%.

Trong đó, riêng 2 ngày 31/12/2022 và 1/1/2023 công suất phòng trên 70% tập trung tại một số khách sạn 4-5 sao khu vực ven biển và trung tâm TP. Nha Trang. Tổng doanh thu du lịch 358,198 tỷ đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng lượt khách tham quan, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Dương lịch 2023 đạt 145.968 lượt khách, tăng 64,49% so cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế là 5.815 lượt khách. Công suất phòng khoảng 80%. Tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 107,295 tỷ đồng , tăng 67,65 % so cùng kỳ năm trước.

Thừa Thiên – Huế

3 ngày nghỉ Tết dương lịch, khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 20.500 lượt (trong đó có 6.720 khách nước ngoài), doanh thu khoảng 43 tỷ đồng , tăng gấp 5,85 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thanh Hoá

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá, dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, toàn tỉnh này ước đón 11.500 lượt khách, tổng thu đạt khoảng gần 14 tỷ đồng.

Tây Ninh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, từ ngày 31/12/2022 đến 2/1/2023, các khu, điểm du lịch ở tỉnh đã thu hút khoảng 57.000 lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu du lịch ước đạt 11 tỷ đồng , tăng 83% so với cùng kỳ.

DỰ ÁN CÙNG KHU VỰC

DỰ ÁN NỔI BẬT

4.1/5 - (38 bình chọn)