KHÁNH HÒA MỚI
ĐÃ SẴN SÀNG CHO
MỘT KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN

Tầm nhìn dài hạn là xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển, năng lượng và du lịch quy mô quốc gia, với ba trụ cột chiến lược: Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch biển chất lượng cao và trung tâm năng lượng sạch. Mục tiêu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số và trở thành một cực tăng trưởng của cả nước.

LỢI THẾ ‘HIẾM CÓ’ CỦA KHÁNH HOÀ MỚI

Tỉnh Khánh Hòa mới sau sáp nhập sẽ sở hữu diện tích tự nhiên 8.555 km2 và quy mô dân số 2.234.554 người. Về đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh mới sẽ có 48 xã, 16 phường và 1 đặc khu (huyện đảo Trường Sa).

Khánh Hòa sở hữu bờ biển dài nhất với 590km và sở hữu vùng nước trồi duy nhất Việt Nam và khu vực. Khánh Hòa có nhiều vịnh và danh lam thắng cảnh đẹp nhất thế giới và quốc gia: Vịnh Nha Trang (thuộc 24 vịnh đẹp nhất thế giới), vịnh Cam Ranh (một trong 3 vịnh thiên nhiên tốt và đẹp nhất thế giới cùng với vịnh San Francisco, Rio De Janiero), vịnh Vân Phong, vịnh Vĩnh Hy (danh lam thắng cảnh quốc gia) với nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng Cà Ná, Mũi Dinh, Bình Sơn, Ninh Chử, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Bãi Dài, Dốc Lết, Hòn Chồng, Gành Nhảy…

HỆ THỐNG CAO TỐC

Khánh Hòa có số km hạ tầng giao thông huyết mạch quan trọng quốc gia (đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, đường sắt Bắc – Nam hiện hữu) đi qua dài nhất cả nước. Khánh Hòa hiện có ba tuyến cao tốc chính: cao tốc Vân Phong – Nha Trang, cao tốc Nha Trang – Cam Lâmcao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo

Cao tốc Vân Phong – Nha Trang – Cam Lâm – Vĩnh Hảo tổng 206km đường bộ cao tốc với 9 lối ra (Khánh Hòa 145km, Ninh Thuận 61,5km)

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Dự án đang được triển khai, có tổng chiều dài khoảng 117,5 km, đi qua Khánh Hòa và Đắk Lắk. Dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Các tuyến cao tốc khác: Ngoài ra, Khánh Hòa còn có dự án cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, dự kiến hoàn thành vào năm 2030. Cao tốc Khánh Sơn – Khánh Vĩnh, kết nối với QL 27C và QL 27B.

ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD). Tuyến đường dài 1.541 km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Theo kế hoạch của Chính phủ, hai đoạn ưu tiên gồm Hà Nội – VinhTP.HCM – Nha Trang sẽ khởi công trong năm 2025, các đoạn còn lại khởi công từ năm 2028

KHỞI ĐẦU CHO THẾ HỆ HẠ TẦNG MỚI

Theo kế hoạch của Chính phủ, hai đoạn ưu tiên gồm Hà Nội – VinhTP.HCM – Nha Trang sẽ khởi công trong năm 2025, các đoạn còn lại khởi công từ năm 2028 và toàn tuyến dự kiến cơ bản hoàn thành vào năm 2035.

Khánh Hòa với 192,3km đường sắt cao tốc đi qua tỉnh với 2 ga Tháp Chàm, Diên Khánh và 1 Depot tại Ninh Hòa (Khánh Hòa 130,3km, Ninh Thuận 62km); có 213,5km đường sắt Bắc – Nam đi qua (Ninh Thuận 64,5km, Khánh Hòa 149km).

Nhà đầu tư còn đề xuất mô hình phát triển các đô thị thông minh gắn với nhà ga theo định hướng TOD (Transit-Oriented Development), góp phần tăng hiệu quả đầu tư tuyến đường sắt mà còn thúc đẩy phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng sốngtạo động lực tăng trưởng mới cho các địa phương.

HỆ THỐNG CẢNG BIỂN TẦM CỠ

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Khánh Hòa thuộc nhóm cảng biển số 03, quy hoạch trở thành cảng đặc biệt.

Hệ thống cảng biển Khánh Hòa bao gồm nhiều bến cảng quan trọng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam, trong đó nổi bật là cảng nước sâu: cảng Cam Ranh và cảng Cà Ná, Cảng Vân Phong (cảng tổng hợp cấp quốc gia) và Cảng Nha Trang (được quy hoạch đón tàu du lịch quốc tế).

Cảng Nha Trang quy hoạch 2030 sẽ có 3 bến cảng (gồm 5 cầu cảng) đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,1 đến 0,2 triệu tấn, hành khách từ 349.900 đến 392.900 lượt khách. Trong đó, bến cảng khách đáp ứng tàu có trọng tải tới 225.000 GT, sẽ phát triển các cầu cảng du thuyền khi đủ điều kiện.

Cảng Cam Ranh có 7 bến cảng (gồm 19 cầu cảng) đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 5,5 đến 6,5 triệu tấn, hành khách từ 80.000 đến 90.000 lượt khách. Trong đó, bến cảng khách khu bến Cam Ranh được quy hoạch để đáp ứng cho tàu có trọng tải tới 225.000GT.

Cảng Nam Vân Phong được quy hoạch cảng tổng hợp quốc gia, quy mô sản lượng khai thác trên 2.000.000 tấn/năm

Cảng biển tổng hợp Cà Ná có quy mô gồm 17 bến tàu, tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng. Đón tàu trọng tải đến 100.000 DWT.

HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG

Ba Cảng Hàng Không gồm Cảng HKQT Cam Ranh, sân bay Charter Vân Phongsân bay lưỡng dụng Thành Sơn

Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cam Ranh là sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất thông qua đạt 25 triệu hành khách/năm và 55.000 tấn hàng hóa/năm

Sân bay Charter Vân Phong có quy mô cấp 4E, có mức đầu tư gần 7.900 tỷ đồng, công suất dự kiến 1,5 triệu khách mỗi năm

Sân bay Thành Sơn là sân bay quân sự cấp 1 được Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư và phối hợp với Bộ Xây dựng trong quản lý, khai thác lưỡng dụng. Công suất dự kiến 1,5 triệu khách mỗi năm

NAM KHÁNH HÒA HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU
TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO & HẠT NHÂN

Trong bối cảnh để đáp ứng mục tiêu GDP 8% thì nhu cầu điện dự báo phải tăng trưởng 12-15% hàng năm. Việc phát triển điện hạt nhân được coi là giải pháp chiến lược để bảo đảm an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung năng lượng bền vững, và điện hạt nhân được đánh giá là nguồn điện nền ổn định, góp phần quan trọng vào chuyển đổi năng lượng sạch.

Khu vực Nam Khánh Hòa có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo với khả năng phát triển tối đa khoảng 13.000 MW điện gió, hơn 8.000 MW điện mặt trời. Toàn tỉnh có 14 vùng gió tiềm năng với khoảng lượng gió thổi đều quanh năm, tốc độ gió trung bình ở mức cao từ 6,5 m đạt 9,6 m/s, số giờ nắng là 2.500-3100 giờ/năm. Hai thông số này của Nam Khánh Hòa được đánh giá đứng số 1 tại Việt Nam

Hiện nay Nam Khánh Hòa đã đưa vào vận hành thương mại 57 dự án năng lượng tái tạo với công suất 3.700MW lớn nhất cả nước. Sản lượng ước tính khoảng là 8,5 tỷ kWh. Lĩnh vực năng lượng tái tạo ước chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách của tỉnh.

Theo quy hoạch, Khánh Hòa phấn đấu đạt công suất tích lũy 6.500 MW vào năm 2025, sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh, cơ bản thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Hai nhà máy điện hạt nhân mới sẽ được xây dựng tại Ninh Thuận với tổng mức đầu tư dự kiến sẽ là Dự án tỷ đô để đảm bảo yêu cầu khắt khe về an toàn và công nghệ hiện đại, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.

Theo Quy hoạch điện VIII, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn, thay thế cho các nguồn truyền thống

KINH TẾ BIỂN VÀ KINH TẾ ĐÔ THỊ
LÀM ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA KHÁNH HÒA

Một tầm nhìn chiến lược và những lợi thế thiên nhiên đặc biệt, Khánh Hòa có thể trở thành trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á – nơi giao thoa giữa vịnh biển tuyệt đẹp và di sản văn hóa lịch sử, giữa hoang sơ và trải nghiệm tinh tế.

Với diện tích hơn 8.500km2, tỉnh Khánh Hòa mới có địa hình rất đa dạng với biển – đồng bằng – đồi núi – sa mạc; có đường bờ biển dài nhất cả nước với nhiều vịnh biển tuyệt đẹp như: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Vĩnh Hy. Sau sáp nhập, tỉnh Khánh Hòa còn rất giàu có về văn hóa bản địa. Bên cạnh văn hóa của người Việt (Kinh), tỉnh còn sở hữu rất nhiều di sản văn hóa Chăm và Raglai rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Tỉnh còn có hệ sinh thái núi rừng phong phú, với hệ động thực vật đa dạng, nhất là có Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Vườn quốc gia Núi Chúa, Vườn quốc gia Phước Bình,… đầy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái từ biển lên rừng.

NHẬN TƯ VẤN CHI TIẾT NHỮNG DỰ ÁN ĐANG HOT TỪ CÁC CHUYÊN GIA

DỰ ÁN HOT

TÂM ĐIỂM ĐẦU TƯ